BẢNG GIÁ ĐĂNG KÝ LOGO – NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
ĐĂNG KÝ LOGO – ĐĂNG KÝ NHẴN HIỆU ĐỘC QUYỀN | THỜI GIAN LÀM VIỆC | PHÍ DỊCH VỤ | LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC |
– Tư vấn, kiểm tra Logo – Nhãn hiệu
– Lập Hồ sơ đăng ký bảo hộ – Đăng ký bảo hộ độc quyền |
3 Ngày làm việc | 1.500.000 VNĐ | 1.000.000 VNĐ |
KHÁI NIỆM – GIẢI THÍCH NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
VÌ SAO PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
Nhãn hiệu sẽ bị làm giả, làm nhái và lẫn với những nhãn hiệu khác nếu bạn không làm thủ tụcđăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Khi bạn không đăng ký, đồng nghĩa với việc không có cơ sở pháp lý để bảo hộ. Khi người khác sử dụng nhãn hiệu giống hay gần giống sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh, bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Ví dụ nếu như bạn sản xuất sữa đang kinh doanh tốt, và đối thủ của bạn hoặc những người ham lợi trước mắt đã làm một loại sản phẩm sữa kém chất lượng có nhãn hiệu giống hoặc gần giống nhãn hiệu của bạn. Khi khách hàng mua phải hàng kém chất lượng đó sẽ nhầm lẫn với sản phẩm của bạn. Họ không dám mua sữa công ty bạn bán nữa, dẫn đến nhiều rủi ro khác nảy sinh về thị phần và mọi nỗ lực cố gắng marketing cho nhãn hiệu đó. Bạn bất lực và nhờ Pháp luật vào cuộc, nhưng bạn sẽ gần như không có sự trợ giúp nào cả vì bạn không được họ bảo hộ nhãn hiệu do không đăng ký.
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẼ ĐƯỢC LỢI GÌ?
Khi bạn đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với bạn sẽ có cơ sở pháp lý để bảo hộ. Nếu có bất kỳ ai, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác bạn sử dụng nhãn hiệu y hệt hay tương tự cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ sẽ chịu sự trừng phạt của Pháp luật. Cụ thể:
– Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính, sử dụng ngay các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm này bằng cách đình chỉ sản xuất, ngừng phân phối, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa nhái, … và xử phạt hành chính.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị sử dụng nhãn hiệu.
– Ủy quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước cơ quan thực thi.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc làm cần thiết cho các doanh nghiệp nhằm bảo vệ nhãn hiệu riêng của mình, đây cũng là khâu quan trọng trong việc phát triển nhãn hiệu trong tương lai. Công ty Trường Thuận Đức xin gửi tới Quý khách bản đề xuất thực hiện thủ tục với nội dung như sau:
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ LOGO – NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
Về mặt khái niệm, nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Những dấu hiệu sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, an ninh quốc gia;
- Tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác;
- Dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình, như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ;
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền. Nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký độc quyền kèm theo nhãn hiệu được phân nhóm dựa vào bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố. Hiện nay có 45 nhóm sản phẩm, hàng hóa đăng ký nhãn hiệu. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35 – 45 là nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí
Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho dòng quần áo của riêng mình, bạn sẽ chọn nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ đội đầu). Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại trong một cửa hàng bán các sản phẩm của người khác, bạn sẽ chọn nhóm 35 (Dịch vụ bán lẻ liên quan đến quần áo).
Việt Nam không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ đơn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ đơn lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.
Tra cứu các nhãn hiệu là bước đầu tiên cần thực hiện. Nếu nhãn hiệu của bạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc vi phạm luật pháp quốc gia, nhãn hiệu có thể sẽ bị từ chối đăng ký.
Sau khi chuẩn bị xong nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ. Khách hàng sẽ truy cập vào đường link sau đây: http://iplib.noip.gov.vn để tra cứu nhãn hiệu.
- Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ nhập thông tin nhãn hiệu: Ví dụ: nhập chữ HONDA
- Trong mục nhóm SP/DV: khách hàng nhập số 12 (là nhóm ô tô, xe máy)
- Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm.
- Kết quả sẽ được hiển thị ra và khách hàng có thể tham khảo xem nhãn hiệu dự định đăng ký có đối chứng với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ do công ty chúng tôi soạn thảo và nộp Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn sau:
Thẩm định hình thức: trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tính từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí để nộp lại hồ sơ đăng ký mới.
Đăng công báo: công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
- Giai đoạn này, Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…
- Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.
Thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)
- Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
- Sau khi nộp công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu thì có 2 khả năng xảy ra:
- Cục đồng ý cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn.
- Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý.
Thông báo cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký: thời hạn 2 tháng.
Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
1. Sửa đổi, bổ sung đơn
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn.
Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp.
Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.
Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả.
Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu 01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng.
Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được uỷ quyền, do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.
2. Tách đơn
Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (tách một hoặc một số thành phần của nhãn hiệu hoặc một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).
Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.
Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.
3. Chuyển giao đơn
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác. Yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao làm theo mẫu 02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứng minh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký.
GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:
(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
(b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
Nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, hãy liên hệ ngay tới Trường Thuận Đức. Với kinh nghiệm và sự tận tâm trong công việc, Trường Thuận Đức tự tin sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, nhanh chóng nhất đến Quý khách hàng.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
– Tra cứu, cung cấp thông tin về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;
– Đánh giá nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ ở Việt Nam hay không
– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn, các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Đại diện trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
STT | Tên giấy tờ | Số lượng | Quy cách |
1 | Mẫu nhãn hiệu | 01 | Cung cấp file mềm |
2 | Giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) | 01 | Bản sao chứng thực không quá 6 tháng |
3 | Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân) | 01 | Bản sao chứng thực không quá 6 tháng |
4 | Danh mục hàng hoá, dịch vụ muốn mang nhãn hiệu |
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LOGO – NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
ĐĂNG KÝ LOGO – NHẴN HIỆU ĐỘC QUYỀN | THỜI GIAN LÀM VIỆC | PHÍ DỊCH VỤ | LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC |
– Tư vấn, kiểm tra Logo – nhãn hiệu
– Lập Hồ sơ đăng ký bảo hộ – Đăng ký bảo hộ độc quyền |
3 Ngày làm việc | 1.500.000 VNĐ | 1.000.000 VNĐ |
Tư vấn Trường Thuận Đức luôn mang đến cho Bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp Bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn đừng do dự nếu như Bạn đã toàn ý cho công việc của Bạn, Hãy gọi cho Chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đăng ký.
CÁM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI