Các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân, tổ chức chi trả và có thu nhập từ tiền lương tiền công là gì? Khi nào phải quyết toán thuế TNCN? Đối tượng tự quyết toán thuế TNCN bao gồm những trường hợp nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ các nội dung này.
>> Xem tại đây: Khóa ôn thi chứng chỉ đại lý thuế sát đề thi.
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Tổ chức, cá nhân chi trả và cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai và quyết toán thuế TNCN.
Trừ một số trường hợp cụ thể không phải quyết toán thuế TNCN. Các bạn xem:
Các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, Các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN dù có phát sinh khấu trừ thuế TNCN hay không đều phải khai và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền.
– Đối với trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động có chi trả thu nhập nhưng KHÔNG phát sinh khấu trừ thuế. Thì không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN.
Lúc này chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày giải thể, chấm dứt hoạt động tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chỉ cần nộp cho cơ quan thuế danh sách đã chi trả thu nhập trong năm cho người lao động (mẫu 05/DS-TNCN).
– Đối với trường hợp phá sản hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Thì phải quyết toán thuế đối với thuế TNCN đã khấu trừ. Thời gian thực hiện quyết toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày phá sản hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đồng thời cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.
– Đối với trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Nếu bên kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của DN trước chuyển đổi thì DN trước chuyển đổi không phải thực hiện khai quyết toán thuế TNCN mà bên tiếp nhận sẽ thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.
Các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân.
– Các trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế.
- Có thu nhập do tổ chức quốc tế, đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế.
- Có thu nhập do tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
=> Đối với 2 trường hợp này sẽ khai thuế TNCN với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân có thu nhập cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác (trừ các trường hợp không cần phải quyết toán hoặc không có yêu cầu quyết toán như đã trình bày ở trên) thì thực hiện quyết toán thuế TNCN.
- Cá nhân thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tại nạn, bệnh hiểm nghèo.
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế TNCN khi:
- Trong kỳ tính thuế chưa nộp đủ số thuế TNCN phải nộp.
- Có số thuế TNCN nộp thừa và đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ tiếp theo.
- Cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam thì phải thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh.
– Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi (ký hợp đồng 3 tháng trở lên). Đồng thời phải thực tế làm việc tại đơn vị tại thời điểm ủy quyền quyết toán (bao gồm trường hợp làm việc < 12 tháng trong năm).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (ký hợp đồng 3 tháng trở lên) và có thêm thu nhập thu nhập vãng lai tại các nơi khác với mức thu nhập trung bình không quá 10 triệu đồng/tháng đã được khấu trừ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
Ví dụ:
Bà Thương ký hợp đồng dài hạn (từ 3 tháng trở lên) với Công ty A. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác mà thu nhập vãng lai trung bình trong năm không quá 10 triệu đồng/tháng (đã khấu trừ 10%) mà bà A không có yêu cầu quyết toán đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán đối với thu nhập của Công ty A chi trả.
Trường hợp Bà Thương có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Bà Thương phải tự đi quyết toán với cơ quan thuế (Bà Thương xin cấp chứng từ khấu trừ thuế tại Công ty A và nơi có thu nhập vãng lai để tự quyết toán thuế TNCN).
Trường hợp tiếp theo được ủy quyền quyết toán thuế TNCN:
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một nơi và có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất với mức doanh thu bình quân trong năm < 20 triệu đồng/tháng và đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê. Nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
(Theo điểm d, khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Như vậy, ta có kết luận:
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thay cho người lao động đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà tổ chức, cá nhân đó chi trả cho người lao động.
Xem thêm:
>> Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT về các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN
* Cá nhân cư trú có thu nhập từ nước ngoài:
Theo quy định, cá nhân cư trú phải tính thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam và cả nước ngoài. Trường hợp cá nhân đó đã nộp thuế TNCN theo quy định tại nước ngoài (đối với thu nhập phát sinh tại nước ngoài). Thì:
- Được trừ số thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài.
- Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ không quá số thuế phải nộp theo cách tính thuế TNCN tại Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập tại nước ngoài.
- Công thức tính tỷ lệ phân bổ = thu nhập tại nước ngoài/tổng thu nhập chịu thuế.
* Cá nhân cư trú trong năm dương lịch có mặt dưới ngày, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ này có mặt tại Việt Nam thì có mặt từ 183 ngày trở lên.
Có nghĩa là:
Nếu xét theo năm dương lịch là cá nhân không cư trú, nhưng xét theo 12 tháng liên tục thì đủ điều kiện là cá nhân cư trú. Thì:
- Năm tính thuế đầu tiên: khai và quyết toán thuế TNCN theo 12 tháng liên tục.
- Năm tính thuế tiếp theo: tính theo năm dương lịch.
Cách quyết toán thuế TNCN trong trường hợp này như sau.
Số thuế TNCN phải nộp năm tính thuế đầu tiên | = | số thuế TNCN phát sinh trong 12 tháng đầu tiên cá nhân đến Việt Nam |
Số thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ 2 | = | Số thuế phải nộp của năm thứ 2 | – | Số thuế tính trùng được trừ |
Một ví dụ cho bạn dễ hình dung:
Ông A có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 01/06/2019, ký hợp đồng 3 năm (tính theo đủ 12 tháng) với Công ty X.
Giả sử: Mức thu nhập TÍNH THUẾ của Ông A như sau:
- Trong năm 2019 (01/06/2019-31/12/2019) là: 42.000.000 đồng.
- Thu nhập tinh thuế từ 01/01/2020 -31/05/2020 là: 31.000.000 đồng
- Thu nhập tính thuế từ 01/06/2020-31/12/2020) là 65.000.000 đồng.
Như vậy, căn cứ vào biểu thuế lũy tiến ta tính số thuế Ông A phải nộp như sau:
- Thuế TNCN phải nộp cho kỳ tính thuế đầu tiên (12 tháng liên tục kể từ khi đến VN):
= (42.000.000 đồng + 31.000.000 đồng) x 30% – 5.850.000 = 16.050.000 (đồng)
- Thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ 2 (tính theo năm dương lịch):
= Số thuế TNCN năm 2020 – Số thuế bị tính trùng trong năm 2020
Số thuế TNCN năm 2020:
= (31.000.000 đồng + 65.000.000 đồng) x 35% – 9.850.000 đồng = 23.750.000 (đồng)
Số thuế TNCN năm 2020 bị tính trùng tức là số thuế TNCN của các tháng 01/2020-05/2020 đã nộp ở kỳ tính thuế thứ nhất:
= (16.050.000 đồng/12 tháng)*5 tháng = 6.687.500 (đồng)
- Vậy số thuế TNCN còn phải nộp năm 2020 = 23.750.000 – 6.687.500 = 17.062.500 (đồng)
Trên đây là Các trường hợp phải quyết toán thuế TNCN, hi vọng qua bài viết này KTHN Group đã giúp các bạn nắm rõ được đối tượng phải quyết toán và khi nào cần quyết toán thuế TNCN.