Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty 100% vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam nhưng 100% vốn góp do nhà đầu tư nước ngoài (có thể là cá nhân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài) góp vốn để thành lập công ty kinh doanh tại Việt Nam. Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Cam kết WTO, các điều ước quốc tế và các văn bản pháp lý liên quan.

Một số lĩnh vực kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

STT Tên ngành Mã CPC
1 Sản xuất
2 Dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế (trừ doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài) 862, 863
3 Dịch vụ kiến trúc 8671
4 Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ 8672, 8673
5 Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị 8674
6 Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, kinh doanh, sản xuất phần mềm 841-845, 849
7 Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên 851
8 Dịch vụ nghiên cứu thị trường 864
9 Dịch vụ tư vấn quản lý 865
10 Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý 866
11 Dịch vụ liên quan đến sản xuất 884, 885
12 Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật 86751, 86752, 86753
13 Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) 633
14 Các dịch vụ chuyển phát 7512
15 Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan 511-518
16 Dịch vụ xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa 621, 622, 631, 632
17 Dịch vụ nhượng quyền thương mại 8929
18 Dịch vụ giáo dục 923, 924, 929
19 Xử lý nước thải, rác thải 9401, 9402
20 Dịch vụ bệnh viện, nha khoa, khám bệnh 9311, 9312
21 Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, Dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống 64110, 642, 643
22 Dịch vụ kho bãi, đại lý vận tải hàng hóa 742, 748
23 Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính
24 Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay 8868

Những hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

  • Đầu tư thành lập công ty mới
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Thực hiện dự án đầu tư
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Quy định về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Tùy thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam pháp luật có thể sẽ quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư.

Có các ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn như

  • Xây dựng;
  • Thương mại;
  • Tư vấn quản lý

Nhưng có một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc liên doanh:

  • Quảng cáo;
  • Du lịch;
  • Logistic;
  • Vận tải

Điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

 

Điều kiện về vốn công ty 100% vốn nước ngoài

Mặc dù luật không quy định cụ thể về mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở các Ngành nghề không có điều kiện về vốn. Tuy nhiên, hiện tại quan điểm cấp GCN đăng ký đầu tư tại một số tỉnh, thành đặc biệt xem xét đến vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài để đánh giá hồ sơ cấp GCN đăng ký đầu tư. Có thể kể đến như ở Hà Nội, mức vốn đầu tư thông thường để được xem xét cấp GCN đăng ký đầu tư là từ 100.000 – 150.000 USD trở lên cho dự án có thời hạn từ 3 năm,…Theo đó, công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn được cấp thời hạn thực hiện dự án với thời gian dài thì cần đăng ký mức vốn điều lệ và vốn đầu tư cao nhất có thể.

Điều kiện về địa điểm thực hiện dự án công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Đặc biệt với các công ty về sản xuất, gia công, địa điểm thực hiện dự án cần được đăng ký tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…đây là các địa điểm được quy hoạch để thực hiện sản xuất.

Điều kiện về trụ sở công ty 100% vốn nước ngoài

Đối với các công ty kinh doanh thương mại, dịch vụ thì địa điểm thực hiện dự án và trụ sở công ty có thể đặt tại cùng một địa chỉ. Trụ sở công ty không được phép đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể. Đối với các chung cư hỗn hợp thì được phép đặt trụ sở tại phần thương mại của tòa nhà.

Lưu ý: cần treo biển công ty có đầy đủ thông tin liên hệ tại trụ sở.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật công ty 100% vốn nước ngoài

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự. Doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Điều kiện về quốc tịch nhà đầu tư nước ngoài

Đối với một số quốc tịch đặc thù, việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế nhất định về tỷ lệ, vốn góp, loại hình đầu tư… vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn chi tiết.

Điều kiện về nhân sự của công ty 100% vốn nước ngoài

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về nhân sự, công ty cần đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ, xác nhận của nhân sự phụ trách khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Ví dụ: lĩnh vực kiến trúc, đại lý bảo hiểm, tư vấn du học,….

Điều kiện về loại hình doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam không đặt ra điều kiện về loại hình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực kinh doanh và nhà đầu tư cụ thể thì pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp giới hạn loại hình. Ví dụ: doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam,….

Quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Bước 1: Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
    • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
  • Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
  • Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
  • Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
    • Nhà máy điện hạt nhân;
    • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư

  • Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Lưu ý sau khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Công bố thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật và công khai đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày công khai. Căn cứ Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 và buộc phải công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu

Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin cơ bản đó là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp. Lưu ý không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu là Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những hình ảnh, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước; từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mã số thuế

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính

Treo bảng hiệu công ty

Doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trước trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có). Trường hợp không treo biển, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế đóng mã số thuế và phạt hành chính từ 30 – 50 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Mở tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng để thuận lợi cho việc thanh toán các khoản chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng. Hơn nữa, đối với những khoản từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản công ty thì mới được trừ thuế GTGT đầu vào và khấu trừ khi tính thuế TNDN.

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Đây là bước đầu tiên trong việc thiết lập cách thức hoạt động cho bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần đăng ký kê khai – nộp thuế điện tử, đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Khi có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục phát hành hóa đơn trước khi sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *