💥 Đừng bỏ qua bài viết này nếu như bạn đang chuẩn bị thành lập công ty.
1️⃣ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tùy vào ưu, nhược điểm của từng loại hình mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô và chiến lược phát triển của mình.
3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hay được lựa chọn:
✔️ Công ty TNHH 1 thành viên;
✔️ Công ty TNHH 2 thành viên;
✔️ Công ty cổ phần.
2️⃣ Đặt tên công ty
✔️ Tên công ty = loại hình doanh nghiệp + tên riêng;
❌ Tên công ty không được trùng/nhầm lẫn với tên công ty đã thành lập.
Ví dụ: Công ty TNHH Sơn Nam thành lập trước đó thì công ty TNHH Sơn Nam 123 được xem là gây nhầm lẫn.
3️⃣ Ngành nghề kinh doanh
✔️ Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh;
✔️ Số lượng ngành nghề đăng ký không bị hạn chế;
✔️ Đối với ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định.
Ví dụ: Mở công ty dược phẩm phải có đủ điều kiện sau:
– Về cơ sở vật chất phải có phương tiện vận chuyển thuốc; kho bảo quản thuốc; trang thiết bị, máy móc…;
– Về điều kiện nhân sự phải có chứng chỉ hành nghề dược.
❌ Tuyệt đối không được kinh doanh các ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh.
Ví dụ: Kinh doanh mại dâm, kinh doanh pháo nổ, kinh doanh ma túy.
4️⃣ Vốn điều lệ
✔️ Không quy định số vốn điều lệ tối thiểu. Ngoại trừ, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn ký quỹ của ngành đó;
✔️ Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận ĐKDN;
✔️ Vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến lệ phí môn bài.
– Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng;
– Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 đồng.