Quy trình đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam

Bước 1: Tiến hành tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam

Mục đích của tra cứu nhãn hiệu đó là:

+ Kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn đã có ai đăng ký trước hay chưa trước khi đăng ký chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam ;

+ Tránh xâm phạm quyền của các nhãn hiệu đã đăng ký khác.

+ Sửa đổi, thay đổi nhãn hiệu kịp thời nếu bị tương tự hoặc gây nhầm lần với nhãn hiệu khác.

+ Tiết kiệm thời gian và ngân sách của cá nhân, tổ chức muốn đăng ký. Thời gian đăng ký sau khi nộp đơn từ 16-18 tháng.

Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng) 

Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Việt Nam

Sẽ mất một ngày để có được số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Bạn có thể kiểm tra mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại đây để có thêm thông tin.

  • Giai đoạn 2: Kiểm tra hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam

Sau khi nộp đơn mới, cục SHTT sẽ kiểm tra hình thức của đơn. NOIP sẽ ra quyết định chấp nhận tính hợp pháp của đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc không trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nếu hình thức không được chấp nhận, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo về yêu cầu chỉnh sửa và yêu cầu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải sửa trong vòng 02 tháng kể từ ngày phát hành.

quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, quy trình đăng ký thương hiệu tại Việt Nam, quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền

Quy trình đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu

  • Giai đoạn 3: Công bố nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu trí tuệ

Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố nhãn hiệu đăng ký trên Công báo sở hữu trí tuệ Việt Nam trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức.

  • Giai đoạn 4: Xét nghiệm nội dung về khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Cục SHTT sẽ ra thông báo kết quả xét nghiệm nội dung trong vòng 12-16 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn. Có hai loại thông báo:

  • Loại 1 : Đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam.
  • Loại 2: Từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu đơnbị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng. (có thể gia hạn thời gian trả lời thêm 03 tháng)
  • Giai đoạn 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Trong vòng 1-2 tháng kể từ khi nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Cục sở hữu trí tuệ sẽ giấy chứng nhận nhãn hiệu .

5. Phí đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu – logo mới tại Việt Nam

Phí đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu – logo tại Việt Nam không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng dịch vụ; sản phẩm được sử dụng, kinh doanh dưới nhãn hiệu. Số lượng càng nhiều thì chi phí đăng ký nhãn hiệu càng tăng lên.

a) Phí nhà nước có khung phí cơ bản

+ Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm thứ nhất: 1.020.000 VNĐ

+ Phí cấp bằng cho nhóm thứ nhất: 360.000 VNĐ

+ Phí đăng ký nhãn hiệu cho nhóm thứ 2: 860.000 VNĐ

+ Phí cấp bằng cho nhóm thứ 2: 160.000 VNĐ

Phí trên mỗi nhóm có 06 sản phẩm. Trường hợp có trên 06 sản phẩm thì người nộp đơn phải thanh toán phí bổ sung cho từng sản phẩm tăng thêm.

b) Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu của đại diện sở hữu trí tuệ

Trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu, logo của công ty sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn cần thanh toán phí dịch vụ như vậy.

Khung phí cơ bản như sau:

+ Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm thứ nhất: 1.000.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ

+ Phí cấp bằng cho nhóm thứ nhất: 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000

+ Phí đăng ký nhãn hiệu cho nhóm thứ 2: 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ

+ Phí cấp bằng cho nhóm thứ 2: 800.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ

Phí trên mỗi nhóm có 06 sản phẩm. Trường hợp có trên 06 sản phẩm thì người nộp đơn phải thanh toán phí bổ sung cho từng sản phẩm tăng thêm là: 250.000 VNĐ

6. Quy trình đăng ký nhãn hiệu thông thường có giống với đăng ký nhãn hiệu tập thể hay không?

Về mặt quy trình nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể có những giai đoạn giống nhau. Sự khác biệt giữa đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường là:

  • Khác về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
  • Tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu

7. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu – logo độc quyền Luật Trí Việt

Luật Trí Việt là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp phép từ ngày 13/09/2013.

Luật Trí Việt đã đại diện cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành nộp 4873 đơn nhãn hiệu (tính tới tháng 07/2020) tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Luật Trí Việt  nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao từ các khách hàng và đối tác như: Viettel; VTC; LOTTE; AEON MALL; CEND LAND; VIGLACERA; REDSUN…

Phạm vi dịch vụ của Luật Trí Việt

+ Tư vấn và giải đáp các vướng mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

+ Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Tư vấn sơ bộ về đối tượng đăng ký bảo hộ.

+ Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu.

+ Tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.

+ Chuẩn bị và Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

+ Đại diện thay mặt nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng.

+ Soạn thảo và trả lời, phản hồi các thông báo, quyết định của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Theo dõi xử lý vi phạm nhãn hiệu.

+ Thông báo hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *