LỢI NHUẬN ĐƯỢC CHIA CÓ CHỊU THUẾ TNCN KHÔNG?

Lợi nhuận được chia có chịu thuế TNCN không? Đây vẫn là một dấu chấm hỏi đối với các cá nhân được hưởng cổ tức, lợi tức sau khi trả thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đây bạn cùng Kế toán Hà Nội giải quyết vấn đề này.

Căn cứ pháp lý.

– Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Lợi nhuận được chia sau thuế có thuộc đối tượng thu nhập chịu thuế TNCN hay không?

 – Căn cứ vào khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế.

…..

“3. Thu nhập từ đầu tư vốn.

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. 

b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần…”.

 – Căn cứ vào khoản 6, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. (Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

“c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”

Căn cứ vào các quy định trên ta thấy. Các khoản:

  • Thu nhập từ cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần tại Công ty cổ phần.
  • Thu nhập từ lợi tức nhận được từ việc góp vào các loại hình công ty TNHH, Công ty hợp danh, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các tổ chức tín dụng, chứng khoán và quỹ đầu tư khác.

=> SẼ THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.

NGOẠI TRỪ: Lợi tức của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ.

   Theo quy định hiện nay Lợi nhuận được chia có chịu thuế TNCN không?

 

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Lợi nhuận được chia có chịu thuế TNCN không?”

=> Lợi nhuận được chia sau thuế phải tính thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức, lợi tức được chia như thế nào?

Ta thấy lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần và đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp thuộc nguồn thu nhập từ ĐẦU TƯ VỐN.

Do đó chúng ta căn cứ vào cách tính thuế TNCN từ đầu tư vốn. Để tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ lợi tức, cổ tức được chia này.

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Khoản thuế TNCN từ đầu tư vốn được xác định như sau:

Thuế TNCN (đầu tư vốn) = Thu nhập từ đầu tư vốn x 5%.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Trên đây là quy định Lợi nhuận được chia có chịu thuế TNCN không? Khoản lợi tức, cổ tức nhận được chia sau khi tính thuế TNDN chia cho các cổ đông, các thành viên kế toán cần tính thuế TNCN 5% trên khoản thu nhập này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *